Speech Recognition Hoạt Động Như Thế Nào? Định Nghĩa Và Ứng Dụng

02/04/2025

Công nghệ tự động nhận dạng giọng nói (Speech Recognition) là gì?

Speech Recognition là công nghệ giúp máy tính tự động nhận diện và chuyển đổi ngôn ngữ nói thành văn bản. Công nghệ này sử dụng các phương pháp trong khoa học máy tính và ngôn ngữ học để hiểu và xử lý lời nói. Các hệ thống nhận dạng giọng nói có thể là phụ thuộc vào người nói, cần huấn luyện riêng cho mỗi người, hoặc độc lập với người nói, có thể nhận diện giọng nói của bất kỳ ai mà không cần huấn luyện. Công nghệ này ngày càng được áp dụng phổ biến rộng rãi trong các trợ lý ảo, hệ thống an ninh và nhiều lĩnh vực khác.

Speech Recognition là công nghệ giúp máy tính tự động nhận dạng và chuyển ngôn ngữ nói thành văn bản


Thành phần của hệ thống nhận dạng giọng nói

Hệ thống nhận dạng giọng nói hoạt động nhờ vào sự phối hợp của nhiều thành phần dưới đây, giúp cho việc xử lý và chuyển đổi giọng nói thành văn bản hiệu quả.


●    Audio preprocessing: Đây là tiến trình xử lý tín hiệu âm thanh thô để cải thiện chất lượng giọng nói, loại bỏ tiếng ồn và các âm thanh không mong muốn, giúp tăng độ chính xác trong nhận diện.

●    Feature extraction: Sự chuyển đổi tín hiệu âm thanh sẽ được xử lý thành dạng biểu diễn dễ hiểu và có giá trị hơn, giúp hệ thống học máy dễ dàng xử lý và phân tích.

●    Language model weighting: Tiếp theo là gán trọng số cho từ và cụm từ, để làm tăng khả năng nhận diện chính xác các từ phổ biến và có liên quan trong ngữ cảnh.

●    Acoustic modeling: Thành phần này sẽ phân tích và phân biệt các đơn vị âm thanh trong tín hiệu giọng nói, giúp hệ thống nhận dạng được các ngữ âm, giọng điệu và phong cách nói khác nhau.

●    Speaker labeling: Speaker labelling xác định và phân biệt danh tính của các người nói trong bản ghi âm, để hệ thống nhận diện được ai đang nói vào bất kỳ thời điểm nào.

●    Profanity filtering: Quá trình này có mục đích lọc bỏ các từ ngữ không phù hợp, giúp đảm bảo rằng các từ thô tục hoặc không mong muốn sẽ không xuất hiện trong kết quả nhận dạng.

Hệ thống Speech Recognition hoạt động nhờ vào sự phối hợp của nhiều thành phần


Thuật toán nhận dạng giọng nói phổ biến

Trong hệ thống nhận dạng giọng nói, để giúp chuyển đổi ngôn ngữ nói thành văn bản một cách chính xác, hệ thống sẽ hoạt động theo các thuật toán. Dưới đây là một số thuật toán phổ biến trong Speech Recognition:


●    Hidden Markov Models (HMMs): HMMs là mô hình thống kê dùng để mô phỏng mối quan hệ giữa các đặc điểm âm thanh và động lực học của tín hiệu giọng nói theo thời gian. HMMs thường được áp dụng trong các hệ thống nhận dạng giọng nói truyền thống để cải thiện độ chính xác.

●    Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP): NLP là lĩnh vực con của trí tuệ nhân tạo, giúp hệ thống nhận dạng giọng nói hiểu và xử lý ngôn ngữ nói. Các tác vụ chính bao gồm ước tính xác suất các chuỗi từ, chuyển đổi ngôn ngữ nói thành văn bản chuẩn và ánh xạ các đơn vị ngữ âm sang từ vựng.

●    Speaker Diarization (SD): Thuật toán này phân loại người nói trong cuộc trò chuyện, gán các phân đoạn giọng nói cho người nói tương ứng. Speaker Diarization giúp nhận dạng và phân biệt các cá nhân trong một cuộc hội thoại.

●    Dynamic Time Warping (DTW): DTW tìm kiếm sự liên kết tối ưu giữa hai chuỗi âm thanh, giúp nhận dạng giọng nói chính xác hơn bằng cách so sánh các chuỗi tín hiệu âm thanh theo thời gian.

●    Deep neural networks: Các mạng nơ-ron sâu mô phỏng quá trình nhận thức thính giác của con người, giúp xử lý và biến đổi dữ liệu âm thanh để cải thiện độ chính xác trong nhận dạng giọng nói.

●    Connectionist Temporal Classification (CTC): CTC giúp hệ thống nhận dạng giọng nói từ đầu đến cuối bằng cách tìm mối quan hệ giữa các khung âm thanh và văn bản đầu ra, đặc biệt hữu ích cho các nhiệm vụ ghi nhãn trình tự.

Các thuật toán trong Speech Recognition giúp chuyển đổi giọng nói thành văn bản


Ứng dụng của Speech Recognition

Công nghệ nhận dạng giọng nói hiện nay đã được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, mang lại lợi ích to lớn cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng.

●    Ô tô

Hệ thống nhận dạng giọng nói giúp nâng cao sự an toàn khi lái xe, người lái sử dụng các lệnh giọng nói để điều khiển hệ thống dẫn đường hoặc tìm kiếm trên radio mà không cần rời tay khỏi vô lăng.

Người lái có thể sử dụng các lệnh giọng nói để điều khiển hệ thống dẫn đường hoặc tìm kiếm trên radio

●    Công nghệ

Các trợ lý ảo như Google Assistant, Siri, Alexa, Cortana đang được dùng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của con người. Người dùng có thể ra lệnh bằng giọng nói để thực hiện tác vụ cơ bản như tìm kiếm thông tin, phát nhạc, điều khiển các thiết bị thông minh, thúc đẩy sự phát triển của "Internet vạn vật."

Các trợ lý ảo mang lại nhiều lợi ích trong cuộc sống hàng ngày của con người

●    Chăm sóc sức khỏe

Các bác sĩ và y tá sử dụng công nghệ nhận dạng giọng nói để ghi âm chẩn đoán và lưu lại các ghi chú điều trị cho bệnh nhân, giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả công việc.

Các bác sĩ và y tá sử dụng công nghệ nhận dạng giọng nói để phục vụ cho những công việc cần thiết

●    Bán hàng

Trong lĩnh vực bán hàng, việc nhận dạng giọng nói được sử dụng trong các trung tâm cuộc gọi để ghi lại và phân tích cuộc trò chuyện giữa khách hàng và nhân viên, làm cải thiện chất lượng dịch vụ. Đồng thời, các chatbot AI cũng giúp giải quyết các yêu cầu của khách hàng qua các cuộc trò chuyện tự động.

Trong bán hàng, hệ thống Speech Recognition được sử dụng để ghi lại và phân tích các cuộc gọi

●    Bảo mật

Việc xác thực giọng nói là một phương pháp bảo mật mới, làm tăng cường mức độ an toàn trong các giao dịch trực tuyến hoặc truy cập vào các hệ thống bảo mật, nhờ vào đặc điểm độc đáo của giọng nói mỗi người.

Speech Recognition làm tăng cường mức độ an toàn trong các hệ thống bảo mật

Kết: Như vậy, công nghệ nhận dạng giọng nói (Speech Recognition) có khả năng chuyển đổi giọng nói thành văn bản, giúp tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả công việc và tăng cường trải nghiệm người dùng. Viettel AI đã phát triển công nghệ Speech to Text, một ứng dụng của Speech Recognition, để cung cấp giải pháp chuyển đổi giọng nói thành văn bản một cách nhanh chóng và chính xác. Liên hệ ngay Viettel AI để được tư vấn chi tiết hơn.

Thông tin liên hệ:


●    Hotline: +84 98 1900 911

●    Email: viettelai@viettel.com.vn

●    Địa chỉ:

○    Hà Nội: Tòa nhà Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Số 7 Đường Tôn Thất Thuyết, quận Cầu Giấy, Hà Nội

○    HCM: Tầng 23, Tòa nhà Viettel Complex, 285 Cách Mạng Tháng Tám, phường 12, quận 10, TPHCM

●    Website: https://viettelai.vn/

Phương thức thanh toán
vnpay vtmoney
Banner_CTTDT_BQP2 Banner_CDVC_BQP2

logoSaleNoti